Công nghệ bắt việt vị bán tự động được áp dụng tại World Cup 2022
World Cup 2018 bắt đầu áp dụng VAR
VAR đã được áp dụng từ VCK World Cup 2018 và kể từ đó là những ý kiến trái chiều, khiến làng túc cầu dậy sóng ở những năm qua. Những bàn thắng ma, phạm luật hay dùng tay chơi bóng gần như không thể xuất hiện, đảm bảo tính công bằng hơn trong trận đấu.
Tuy nhiên cảm xúc của người xem, đôi khi không nằm ở tỷ số hay phân định thắng thua, mà nằm ở mạch cảm xúc. Khi VAR xuất hiện, những tình huống bóng bị vỡ vụn đi rất nhiều, đôi khi rất mất thời gian để check VAR. Từ có bàn thắng, sau khi check thành không có. Lúc này là một cảm xúc khác hơn, chờ đợi hơn từ VAR.
Công nghệ bắt việt vị bán tự động
Nhưng rồi khi mà VAR ngày càng làm tốt và được người hâm mộ đón nhận, công nghệ trong bóng đá tiếp tục được tính đến. Đến World Cup 2022, Công nghệ bắt việt vị bán tự động sẽ được áp dụng. Adidas tiếp tục đồng hành để phát triển công nghệ này, đi cùng với trái bóng Al Rihla được sử dụng ở Qatar 2022.
Công nghệ bắt việt vị bán tự động sử dụng tối ưu từ 12 máy quay, cùng 29 điểm dữ liệu cho từng cầu thủ (hoạt động khoảng 50 lần/ giây). Hình ảnh hoạt động bao gồm các vùng trên cơ thể như tay, chân để xác định rõ ràng hơn tư thế việt vị.
Ngoài ra hệ thống còn gắn định vị ở trung tâm trái bóng, sẽ cung cấp dữ liệu cho hệ thống tổng với tốc độ 500 lần/ giây (Công nghệ cảm biến IMU). Trong những tình huống cầu thủ nhận bóng ở tư thế việt vị, sẽ có cảnh báo trước đến cho các trọng tài để có thể chuẩn bị tâm lý cho tình huống đó.
Công nghệ bắt việt vị bán tự động được thử nghiệm từ năm 2021 ở các giải đấu FIFA Arab Cup 2021 và FIFA Club World Cup 2021, được phân tích dữ liệu bởi MIT Sports và trường ĐH Victoria. ETH Zurich là đội ngũ cung cấp hệ thống camera giám sát.
Sau những bài test chuẩn xác cuối cùng, FIFA đã có thể áp dụng Công nghệ bắt việt vị bán tự động cho World Cup 2022. Thời gian thử nghiệm và hoàn tất, FIFA đã mất 3 năm, kể từ năm 2018 để có thể phục vụ tốt nhất cho VCK World Cup 2022 cuối năm nay tại Qatar.
Nguồn : topsoikeo.blog